Đàn bầu – Quốc hồn quốc túy người Việt Nam
Nếu bạn được hỏi về một cây đàn có thể tạo ra những âm thanh đầy đủ các cung bậc cảm xúc hỉ, nộ, ái ố như nỗi lòng của một con người. Thì đừng ngần ngại trả lời rằng đó là cây độc huyền cầm của người Việt Nam. Và cái tên dân dã của nó chính là đàn bầu.
1. Xuất xứ
Theo sách Đại Nam Thực Lục Tiền Biên, xuất bản năm 1962. Đàn độc huyền cầm được chế tạo vào năm 1770. Còn theo Tân Đường thu, quyển 222, thì trong số các nhạc cụ do nước Phiếu dâng lên vua Đường (thời Đường Đức Tông) đã thấy xuất hiện độc huyền cầm.
2. Cấu tạo
-
Thân đàn
“Một dây đàn thả cùng đơn mộc/ Không gian tĩnh lặng/ Tiếng đàn lẫn khuất”. Một câu hát đầu tiên trong nhạc phẩm nổi tiếng Độc Huyền Cầm của nhạc sĩ Bảo Lan đã miêu tả được cấu tạo đặc biệt của Đàn Bầu. Một dây và đơn mộc. Tức chỉ cây đàn chỉ có 1 dây và thân chỉ là một khúc gỗ. Cái tên Độc Huyền Cầm cũng từ đây mà ra.
Đi sâu vào chi tiết hơn thì đàn bầu được chia làm 2 loại. Một loại làm bằng tre và một loại làm bằng gỗ. Thân đàn bằng tre rất ít xuất hiện. Thường xuất hiện trong nghệ thuật hát xẩm.
-
Vòi đàn
Đây chính là bộ phận quan trọng kết hợp cùng trục lên dây tạo nên âm thanh đặc biệt có một không hai của đàn bầu. Vòi đàn thường làm bằng gỗ hoặc sừng. Dài và được vuốt nhỏ dần về phía ngọn. Ngọn của vòi đàn được uốn cong theo phía ngoài của thân đàn. Vòi đàn được đâm xuyên tới đáy đàn. Nằm ở đầu nhỏ của thân đàn. Còn lý do vì sao vòi đàn và trục lên dây tạo ra âm thanh đặc biệt thì mời các bạn xem tiếp ở phần cách chơi đàn nhé.
-
Bầu đàn
Đây là bộ phận thú vị vì sự dân dã, gần gũi từ hình dáng đến tên gọi. Chính nó cũng làm nên tên gọi rất đỗi giản dị cho cây đàn: Đàn bầu. Thật vậy, đàn bầu là một bộ phận cộng hưởng. Có nhiệm vụ khuếch đại âm thanh và được làm từ vỏ bầu cứng. Nhưng ngày nay, để tăng thêm tính thẩm mý, đàn bầu vẫn giữ nguyên hình dáng mềm mại của trái bầu những nguyên liệu là gỗ.
-
Dây đàn
Dây đàn là một sợi dây kim khí. Một đầu cố định ở vòi đàn. Một đầu luồn qua ngựa đàn xuống trục lên dây. Dây đàn không song song với mặt đàn mà tạo ra một góc 30 độ với mặt đàn.
-
Que khẩy đàn
Là một que dài bằng tre, thân dừa, gỗ mềm vuốt nhọn phí đầu. Que khẩy không được quá cứng vì khó điều khiển. Không được quá mềm vì dễ bị gãy. Que ngắn thì cho ra tiếng đàn mềm mại. Que dài thì cho ra tiếng đàn cứng và gọn hơn khi khẩy dây đàn. Dài nhất trong các loại que khẩy là que 10cm. Nhưng ngày nay, âm nhạc phát triển. Đòi hỏi nhiều kỹ thuật cần nâng cao tốc độ khẩy đàn nên que thường thấy sẽ là 4 hoặc 5cm để dễ dàng điều khiển.
Âm thanh
Có 2 câu thơ nói về âm thanh đặc biệt đầu tiên của cây đàn bầu: “Cho độc huyền kia từ một sợi/ Mà vươn thành ngọn hải triều âm”. Hải triều âm tức là tiếng sóng biển. Sóng sau xô sóng trước. Đánh vào bờ rồi lại dội ra. Tạo ra thứ âm thanh như liên tục lớp này quyện vào lớp kia một cách hài hòa chứ không phải tạp âm. Thì tiếng của đàn bầu cũng vậy.
Do đặc tính có thể tạo ra bội âm mà nốt trước chưa kịp dứt đã quyện vào nốt nhạc theo sau. Bồi âm hiểu đơn giản nhất là những âm thanh phát ra cùng với âm thanh chính.
Cách chơi đàn
Tay phải cầm que đàn sao cho que đàn chếch nghiêng chứ không thẳng 90 độ với dây đàn. Vừa chặn vừa khẩy que và dây đàn rồi lập tức nhấc tay lên. Như đã nói ở phần trên, nếu không dùng tay chặn dây đàn thì khi khẩy que đàn bất kỳ vị trí nào cũng chỉ cho ra một nốt nhạc.
Tay trái tác động lên vòi đàn với các kỹ thuật khác nhau tạo ra đặc tính âm thanh khác nhau cho tiếng đàn và cao độ nốt nhạc. Cụ thể như sau:
+ Rung: Đây là kỹ thuật tạo ra những âm thanh như ngân giọng trong kỹ thuật hát. Tùy tốc độ rung của tay mà cho ra âm ngân chậm hay nhanh. Cũng như giọng hát, thường sẽ ngân ở những nốt cuối một câu.
+ Vỗ: Dùng ngón cái vỗ vào vòi đàn, tạo ra các âm thanh để diễn tả tình cảm đau khổ, uất ức, nghẹn ngào.
+ Luyện: Kéo đẩy vòi đàn qua lại ở tốc độ phù hợp để tạo ra âm thanh luyến láy cho nốt nhạc. Kéo qua trái, dây đàn căng lên sẽ cho ra âm thanh luyến lên cao và kéo qua phải. Dây đàn trùng xuống cho ra âm thanh luyến xuống thấp.
+ Nhấn dây: Nhấn cườm tay vào dây đàn để hãm bớt âm chính và tạo ra âm bội trên âm chính có sẵn.
Và nếu bạn đang tìm kiếm khóa học nhạc cụ dân tộc tại Thanh Hóa. Hãy ghé ngay Music House tại địa chỉ 640 Bà Triệu, P. Trường Thi, Tp. Thanh Hóa nhé.