Học nhạc cụ dân tộc tại Thanh Hóa
Học nhạc cụ dân tộc là một hình thức gìn giữ những bản sắc văn hóa dân tộc, khi học tập thêm về các nhạc cụ này, chúng ta sẽ hiểu thêm về văn hóa của đất nước mình và những khía cạnh ý nghĩa sâu sắc của từng loại nhạc cụ. Music House – Trung tâm học nhạc cụ dân tộc tại Thanh Hóa tốt nhất.
Mỗi loại nhạc cụ dân tộc đều mang những ý nghĩa và đòi hỏi người học phải có những kỹ năng chuyên môn khác nhau:
Nhạc cụ dân tộc – Sáo trúc:
Sáo trúc là 1 loại nhạc cụ nằm trong kho tàng các nhạc cụ truyền thống của Việt Nam, là 1 bộ môn nghệ thuật được rất nhiều người yêu thích bởi hình dáng nhỏ gọn, thanh mảnh nhưng lại có âm thanh vô cùng trong trẻo và đi vào lòng người, cây sáo với vẻ ngoài rất đơn giản nhưng lại ẩn chứa đầy bí ẩn.
Nội dung khóa học:
– Nhạc lý cơ bản, nâng cao.
– Cách cầm và tư thế luyện tập.
– Kỹ thuật điều chỉnh hơi thở.
– Áp dụng vào bài hát, trả bài với giảng viên.
Nhạc cụ dân tộc – Đàn bầu
Đàn bầu hay còn gọi là độc huyền cầm, là loại đàn một dây của người Việt, thanh âm phát ra nhờ sử dụng que hay miếng gảy vào dây. Đàn bầu có mặt phổ biến ở các dàn nhạc cổ truyền dân tộc Việt Nam.
Nội dung khóa học:
– Học nhạc lý cơ bản.
– Học kỹ thuật tay phải, tay trái.
– Học kỹ thuật rung.
– Hòa tấu cùng các loại nhạc cụ khác
Nhạc cụ dân tộc – Đàn tranh
Đàn tranh hay còn gọi là đàn thập lục, là nhạc cụ truyền thống của người phương Đông, có xuất xứ từ Trung Quốc. Đàn tranh thường được sử dụng để độc tấu, hòa tấu, đệm cho ngâm thơ, hát, tham gia trong các dàn nhạc tài tử, phường bát âm, dàn Nhã Nhạc và các dàn nhạc dân tộc tổng hợp.
Nội dung khóa học:
– Học nhạc lý cơ bản.
– Học kỹ thuật tay phải, tay trái.
– Các kỹ thuật chạy ngón.
– Ứng dụng học các bài hát đơn giản.
– Trả bài và hòa tấu với nhiều loại nhạc cụ khác.
Nhạc cụ dân tộc – Đàn nguyệt
Đàn nguyệt hay còn gọi là đàn kìm, quân tử cầm, vọng nguyệt cầm. Tên gọi đàn nguyệt do có mặt đàn hình tròn như mặt trăng. Đàn nguyệt được sử dụng rộng rãi trong dòng nhạc dân gian cũng như cung đình bác học cổ truyền của người Việt.
Nội dung khóa học:
– Tư thế cầm đàn và gẩy đàn
– Các vị trí gẩy đàn
– Cách cầm đàn và bấm dây trên cung
– Kỹ thuật tay phải
– Kỹ thuật tay trái
Đội ngũ giáo viên tại Music House
Giảng viên nhạc cụ dân tộc tại Trung tâm Music Talent là các nghệ sỹ nổi tiếng và là giảng viên các trường văn hóa nghệ thuật như Học viện âm nhạc quốc gia Việt Nam, ĐH văn hóa nghệ thuật quân đội… có kinh nghiệm giảng dạy và chuyên môn cao về nhạc cụ dân tộc, với tâm huyết và những phương pháp, kế hoạch giảng dạy phù hợp với từng đối tượng, từng lứa tuổi khác nhau, sẽ đảm bảo tiến trình học tập được chính xác và hiệu quả.
Học phí học nhạc cụ dân tộc tại Thanh Hóa
– Hình thức lớp nhóm: 4.800.000/ khóa 24 buổi (tối đa 5 học viên) Giảm 10% còn 4.400.000VND
– Hình thức lớp cá nhân: 4.800.000/ khóa 12 buổi ( 1 giảng viên – 1 học viên) Giảm 10% còn 4.400.000VND
Ưu đãi khi học nhạc cụ dân tộc tại Thanh Hóa
– Học thử buổi đầu tiên
– Chào hè giảm 10% học phí dành cho 50 bạn đăng ký sớm nhất.
– Học viên được học bù số ngày nghỉ (nếu báo trước), hoặc bảo lưu, kết chuyển gói học còn lại.
– Tham gia biểu diễn trên những sân khấu lớn tại các chương trình, sự kiện do Trung tâm tổ chức thường niên: Chương trình Chào hè, Gala Giai điệu Giáng sinh, các cuộc thi Định kỳ tại Phòng hòa nhạc – Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam.