Nét đẹp độc đáo của đàn tranh Việt Nam

Khám phá nét đẹp độc đáo đàn tranh Việt Nam

Đàn tranh Việt Nam là một nhạc cụ truyền thống của dân tộc Việt Nam. Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử. Cây đàn tranh vẫn tồn tại và có nhiều phát triển vượt bậc tới ngày nay. Với tư cách là một trong những nhạc cụ sớm góp phần xây dựng nền móng văn hóa nghệ thuật của dân tộc. Cây đàn tranh đã có sự gắn bó mật thiết khăng khít với đời sống tinh thần của người dân đất Việt qua nhiều thế kỷ.

Lịch sử phát triển đàn tranh

Với kiểu dáng gọn nhẹ, âm điệu giàu sức biểu cảm và khả năng diễn tấu phong phú. Từ vị trí cây đàn quý tộc chốn cung đình xa hoa. Đàn tranh dần hòa mình vào đời sống của tầng lớp dân lao động bình dân. Bên cạnh các nhạc cụ dân tộc khác như: nhị, sáo, đàn bầu… Trải qua hằng trăm năm phát triển, chịu ảnh hưởng của nền âm nhạc thế giới. Đàn tranh Việt Nam có các loại đàn tranh 15 dây, 16 dây, 17 dây và loại 19 dây.

Đàn tranh 15 dây hình thành từ bao giờ?

Đàn tranh được hình thành từ thế kỷ 11 đến thể kỷ 14. Thời nhà Lý, Trần; đàn tranh chỉ có 15 dây. Chính vì thế, đàn tranh lúc bấy giờ còn có tên gọi khác là thập lý huyền câm. Và được dùng trong ban đồng văn nhã nhạc đời Lê Thánh Tông. Sau này, đàn được dùng trong cả ban nhạc giáo phường. Tới thời Nguyễn (thế kỷ 19) được dùng trong ban nhạc Huyền. Lúc bấy giờ, đàn tranh được sử dụng tới 16 dây, nên được gọi là thập lục huyền cầm.

Đàn tranh 16 dây có cấu tạo như thế nào?

Hình dáng đàn thập lục huyền cầm dài. Có 16 dây bằng kim loại, mặt đàn nhô lên hình vòng cung. Từ trục đàn đến chỗ gắn dây đàn. Khoảng giữa của mỗi dây đều có một con nhạn, gọi là nhạn đàn. Để tăng âm từ nửa cung lên một cung thì đàn cần chuyển đổi dây.

Sau này, đàn tranh rất phổ biến. Được đứng thứ 3 trong bộ tam huyền của dàn nhạc tài từ. Vì đàn tranh được thiết kế theo thể thức nhiều dây nên khi tấu nhạc đàn phát ra âm thanh đanh tiếng. Khi tấu chữ đàn thường là song thanh. Chính vì thế, khi hết một câu, một đoạn nhạc nào đó, đàn thường lặp lại một nốt.

Ngoài khả năng diễn tấu giai điệu. Ngón chơi truyền thống của đàn là những quãng tám dài hoặc chậm. Ngón đặc trưng nhất là vuốt trên các dây.

Đàn tranh là nhạc khí dùng hòa tấu, độc tấu, đệm cho hát, ngâm thơ. Đàn tranh cũng để chơi cho nhiều loại nhạc như dàn nhạc tài tử. Nhã nhạc, nhạc chèo, nhạc dân tộc tổng hợp…

Cho tới ngày nay, đàn tranh không chỉ dừng lại ở 15 dây. Mà được phát triển thành đàn tranh 17 dây, 19 dây và 21 dây để đáp ứng được hình thức diễn tấu. Đàn tranh càng nhiều dây thì quãng bass, quãng trầm càng rộng. Đàn càng to, âm càng vang và trầm, ấm. Ngân dài và lâu.

Địa chỉ mua và học đàn tranh tại Thanh Hóa uy tín

Music House sẽ là địa chỉ mua đàn tranh cũng như học nhạc cụ dân tộc tại Thanh Hóa chất lượng nhất hiện nay. Nếu bạn mong muốn được tư vấn và chọn lựa được cây đàn phù hợp. Hãy liên hệ ngay Music House hoặc ghé qua trung tâm tại địa chỉ 640 Bà Triệu, P. Trường Thi, TP. Thanh Hóa nhé!

 

 

 

 

 

Liên hệ nhanh